A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

10 sản phẩm giúp bạn đối phó với dị ứng phấn hoa ở Nhật
(花粉症対策・おすすめ10商品)

Ở Nhật, khoảng từ tháng Hai đến tháng Ba hằng năm là các tháng đỉnh điểm của mùa dị ứng phấn hoa. Người Nhật vốn dĩ dã quen với việc này tuy nhiên, với những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản thì như thế nào? Đây là trải nghiệm không mấy vui vẻ cho chính người Nhật, du khách, và cư dân nước ngoài phải chịu đựng khi sinh sống ở Nhật Bản.

Mùa xuân, mùa được trông đợi nhất trong năm vì có rất nhiều hoạt động ngoài trời dưới những tán hoa anh đào rực rỡ. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều người e dè khi ra ngoài vì ngại đến các khu vực có nhiều phấn hoa.

Thông thường, người nước ngoài mới đến Nhật Bản thì sẽ chưa cảm nhận được điều này, nhưng sau một thời gian lâu dài sống tại Nhật họ sẽ thích ứng với thời tiết và hệ miễn dịch với phấn hoa trở nên yếu dần đi. Và tất nhiên không sớm thì muộn họ cũng sẽ dễ bị dị ứng phấn hoa như những người dân nơi đây. Triệu chứng thường thấy sẽ là chảy nước mắt, nước mũi, ho, ngứa cổ họng, nghẹt mũi, khó thở, đôi khi còn bị sốt. Điều này diễn ra dài ngày, khiến cho sinh hoạt hằng ngày của người bệnh trở nên bất tiện hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc, cơ thể khó chịu, mệt mỏi v.v.

Chi phí để làm giảm triệu chứng của dị ứng phấn hoa cũng khá đắt đỏ. Trước tiên, cần phải có một máy lọc không khí tốt trong nhà. Sau đó là chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện, tại đây, bác sỹ sẽ kê đơn các loại thuốc làm giảm triệu chứng nhảy mũi, chảy nước mắt, hạ sốt,v.v. cho người bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời thì dù mùa phấn hoa qua đi, di chứng để lại cũng rất nghiêm trọng, và nó sẽ lại tái phát nặng hơn vào các năm tiếp theo.

Có rất nhiều người khá tự tin là mình sống ở Nhật 2 đến 3 năm rồi, nhưng không hề bị dị ứng phấn hoa. Ngay cả khi bạn chưa bị bây giờ nhưng trong tương lai bạn hoàn toàn có thể mắc phải tình huống này. Vì đây là một căn bệnh chắc chắn không thể thoát được nếu ở Nhật lâu dài.

Để phòng bệnh, bạn cần nên bổ sung Axit Lactic; sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có vitamin B6, A và E như Rohto Arugaudo; thuốc xịt viêm mũi dị ứng Contact; khẩu trang có nhiều lớp lọc; chuẩn bị kính mắt; máy lọc không khí v.v.

Thật không may, không chỉ có tháng Hai và tháng Ba là thời điểm bùng phát bệnh dị ứng phấn hoa, nó có thể kéo dài hơn, hoặc thậm chí vào mùa thu cũng có những thời điểm gây dị ứng không kém phần nghiêm trọng.

Căn bệnh dị ứng phấn hoa này không chỉ tác động đến con người mà nó còn ảnh hưởng đến cả các động vật như khỉ, chó và mèo,v.v

Kim Ngân

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map