A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

ĐI KHÁM RĂNG Ở NHẬT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
(日本で歯科受診ときの注意点)

Nếu bạn đã từng đi khám răng ở Việt Nam, thì bạn có thể đến bất cứ phòng khám nào bạn thấy “trên đường” hoặc gần nhà mà không cần đặt lịch hẹn trước, không cần chờ lâu. Nhưng ở Nhật thì mọi thứ hoàn toàn khác, bạn phải chờ rất lâu để được nhận lịch khám, nếu bạn đang trong tình trạng răng bị đau buốt hoặc có răng khôn…thì sự chờ đợi nó là một nỗi đáng sợ. Vì vậy, nếu bạn là những người lần đầu tiên đến phòng khám nha khoa, thì chúng tôi sẽ giải thích rõ về quy trình đi khám và điều trị tại Nhật cho bạn tham khảo nhé.

1. Tìm phòng khám nha khoa và liên hệ

Trước tiên, bạn hãy tìm phòng khám nha khoa ở gần khu vực bạn sống, sau đó gọi điện đến phòng khám và thông báo cho họ tình hình răng của bạn đang gặp phải để được xếp lịch khám. Lưu ý rằng, bạn nên chọn những phòng khám gần nhà để tiện cho việc di chuyển, vì khám răng ở Nhật thường sẽ kéo dài rất lâu, có thể rơi vào khoảng từ 3-5 tuần tùy từng tình trạng răng của bạn.

2. Xác nhận xem phòng khám đó có sử dụng được bảo hiểm không?

Thông thường điều trị sâu răng và bệnh nha chu sẽ được bảo hiểm chi trả, nhưng nếu tình trạng răng của bạn phải điều trị theo các phương pháp khác, thì hãy nhớ hỏi về bảo hiểm nhé có được áp dụng trong những trường hợp đó không. Ngoài ra, nếu bạn làm răng thẩm mỹ thì bảo hiểm sẽ không chi trả cho khoản đó.

3. Trả lời bảng câu hỏi trước khi điều trị

Khi bạn đến phòng khám nha sĩ, bạn sẽ được điền vào bảng câu hỏi để tạo hồ sơ bệnh án. Điều này cũng giống như nội khoa và phẫu thuật, và bạn sẽ chỉ cần điền vào lần khám đầu tiên. Bạn nên điền trung thực và chính xác, vì nó sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình điều trị của bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào trong bảng câu hỏi, vui lòng trao đổi với nhân viên lễ tân của bệnh viện.

4. Điều trị

Trong quá trình điều trị, nếu bạn bị đau hoặc cơ thể thấy không khỏe thì hãy thông báo luôn cho nha sĩ. Đừng cố gắng chịu đựng trong quá trình khám, vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn là phụ nữ mang thai, thì sẽ hơi khó khăn cho bạn trong việc chịu đựng đau đớn, vì phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc tê trong quá trình điều trị.

5. Đặt chỗ cho lần khám tiếp theo

Như chúng tôi đã đề cập một chút ở trên, điều trị nha khoa khó có thể kết thúc trong một sớm một chiều. Ngay cả khi cơn đau răng của bạn biến mất, thì nó vẫn đang trong quá trình điều trị. Tất nhiên, nha sĩ sẽ giải thích điều đó, và sẽ hẹn bạn lần sau. Việc đến phòng khám nha khoa về cơ bản là một lần một tuần, vào cùng một thời điểm trong cùng một ngày trong tuần. Tuy nhiên, nếu ngày hôm đó bạn có việc đột xuất thì có thể gọi điện để thông báo cho họ về việc chuyển lịch hẹn.

6. Làm theo hướng dẫn sau điều trị

Khi bạn đến bệnh viện vì bệnh cảm lạnh, bác sĩ sẽ nói với bạn, “Hãy nghỉ ngơi trong ba ngày.” Thì tương tự, tại phòng nha, nha sĩ sẽ nói với bạn rằng “Vui lòng tránh ăn uống trong khoảng hai giờ” để răng được phục hồi, bạn nên nhớ tuân thủ điều này nhé. Nếu không răng có thể gây ra đau đớn cho bạn, và bạn phải chờ đến lần hẹn khám tiếp theo thì mới được điều trị.

7. Tóm tắt

Cuối cùng, chúng tôi sẽ tóm tắt lại một lần nữa quy trình khi đi khám răng lần đầu tiên cho bạn đọc được nắm rõ hơn nhé.

  • Tìm và liên hệ với văn phòng nha sĩ để đặt lịch
  • Xác nhận phạm vi bảo hiểm: Bởi vì bảo hiểm có thể không được áp dụng tùy thuộc vào phương pháp điều trị
  • Điền vào bảng câu hỏi
  • Điều trị
  • Hẹn lịch tiếp theo
  • Tuân thủ các hướng dẫn sau khi điều trị

Từ 6 điều này, bạn có thể hiểu được quy trình khi đến nha sĩ lần đầu tiên sẽ diễn ra như thế nào. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể đặt chỗ từ lần thứ hai trở đi, và sẽ không bị mất thời gian chờ đợi. Điều quan trọng là những người sợ điều trị phải thành thật về tình trạng răng trong lần khám đầu tiên. Để nha sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp với nhu cầu của bệnh nhân.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map