A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Bạn có suy nghĩ gì về tâm lý của những người nói to?
(大声で喋る人の心理)

Người nói chuyện lớn tiếng tiếp tục câu chuyện của mình mà không quan tâm xung quanh, đến mức dù ở xa chúng ta vẫn có thể biết anh ta đang nói gì. Chúng ta cũng muốn yêu cầu anh ta hạ giọng xuống một chút nhưng sự thật rất khó để nói ra.

Trong tâm lý người nói chuyện lớn tiếng luôn ẩn chứa nỗi lo sợ và những suy nghĩ về người khác. Chúng ta hãy cùng bàn luận về vấn đề tâm lý mà bạn quan tâm nhé.

Vì muốn người khác nghe chuyện của mình

Tâm lý chung của những người nói chuyện lớn tiếng đều có suy nghĩ là dùng tiếng nói của mình khiến người khác không bỏ lỡ câu chuyện. Cũng một phần vì lo sợ rằng chuyện quan trong nếu nói bé quá sẽ bị tạp âm xung quanh át đi không ai nghe thấy gì. Càng muốn có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và làm thay đổi thái độ của những người xung quanh.

Có người lặp đi lặp lại cùng một nội dung rất nhiều lần, và họ thay đổi âm lượng giọng nói khi nhấn mạnh điều mình muốn truyền tải. Những suy nghĩ dành cho đối phương và sức mạnh của những cảm xúc truyền tải ý chí có mối liên hệ với nhau. Dù bản thân không nhận ra nhưng trong lúc mải mê nói chuyện giọng nói sẽ lớn dần lên. Khi có hứng thú thì không chỉ dừng lại ở việc nghe chuyện của đối phương nữa mà họ cũng rất muốn đối lượng lắng nghe câu chuyện của mình. Vậy nên, nếu chú ý hơn đến địa điểm gặp gỡ và giọng nói của mình thì sẽ khiến đối phương có khoảng thời gian vui vẻ hơn.

Thích khoe khoang

Khi tôi muốn khoe khoang với ai đó thì thường có tâm lý muốn nói to hơn để được người đó lắng nghe. Điểm tốt ở đây có le là muốn chia sẻ câu chuyện với nhiều người. Tôi muốn kể đến mức muốn hét lên thật to về niềm hạnh phúc của tôi ngay lúc này. Một chút khoe khoang cũng khiến cảm xúc tốt hơn và dẫn đến cảm xúc nhất thời muốn được ghen tị. Có những người khi tần suất hành động tạo sự chú ý lớn dần lên thì đồng thời cũng nảy sinh trạng thái tâm lý thích nói to.

Khi con người muốn khoe khoang thì thường kèm theo sự tự tin, thái độ và giọng nói trở nên cứng rắn và tạo ra sức ảnh hưởng. Cũng có những trường hợp căng thẳng quá mà tông giọng lớn hơn bình thường, lực dồn vào bụng dẫn đến giọng nói phát ra sẽ lớn. Khi muốn người khác phải nhìn mình hay khi hấp dẫn người mình thích hoặc bạn khác giới thì giọng nói cũng lớn hơn.

Nói to là thói quen

Khi làm những công việc cần phải nói to hay chơi thể thao, thường con người có tâm lý hình thành thói quen nói to. Nếu trải qua quãng thời gian thường xuyên ý thức rằng mình phải nói to thì dần dần tự nhiên giọng nói cũng sẽ to hơn. Nói chuyện với gương mặt tươi cười sẽ tạo ấn tượng tốt nhưng cũng có trường hợp khiến người xung quanh cảm thấy khó xử. Tôi đã từng trải qua việc đối phó với đối phương nói to khiến mình cũng phải gồng mình lên để nói to, và như vậy nội dụng cuộc trò chuyện sẽ bị lộ ra ngoài.

Dù luôn có ý thức chú ý khi đang say mê nói chuyện thì thật khó để điều chỉnh giọng nói, dẫn đến nói quá to. Dù không có ý xấu nhưng sẽ tạo cơ hội cho những ánh mắt giem pha từ mọi người xung quanh. Nnnnnmmn. Có khi nào bạn bị nói rằng bạn là người nói to nhưng có một bí quyết là hãy luôn ý thức được việc giữ cho âm lượng giọng nói ngang tầm với đối phương thì lúc đó bạn sẽ biết nên nói với âm lượng thế nào là vừa đủ.

Tình cảm quá lớn

Khi bạn nhắc nhở người khác hay khi không kiểm soát được cơn giận giọng nói cũng có xu hướng to lên. Cũng có lúc không kìm nén được cảm xúc dẫn đến âm điệu khác với mọi khi, bạn sẽ nói nhanh hơn và thốt ra những lời khó nghe. Bạn dễ truyền tải đến đối phương một thái độ hăm dọa, trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ trên dưới.

Có trường hợp nói to để truyền tải cảm xúc giận dữ làm cho đối phương thấy sợ hãi nhưng những lúc hưng phấn cũng có xu hướng nói to hơn. Thông thường dù có kiểm soát được cảm xúc của bản thân thì khi cảm xúc dâng trào vẫn sẽ rơi vào trạng thái mà bản thân cũng không hiểu nói. Nhiều khi ngập tràn những cảm xúc vu vơ, nói ra lại lấy được sự bình tĩnh. Vì cũng có người trong đầu hoàn toàn trống rỗng nếu luôn đóng vai trò là người lắng nghe mà không nói ra những điều trên có lẽ sẽ làm dịu đi tình thế căng thẳng.

Không có tâm trạng

Nếu bị bắt chuyện khi đang không có tâm trạng thì dễ phát sinh tâm lý nói to. Những lúc như vậy thái độ của bạn trông như phát cáu nên không khí cuộc nói chuyện cũng có khi bị đóng băng lại. Nếu bị mọi người xung quanh chỉ trích thì chắc chắn sẽ là một cảm xúc không hề dễ chịu chút nào. Nếu diễn đạt bằng ngôn từ để hiểu được cảm xúc lúc đó thì đó sẽ là khi lòng tự tôn bị tổn thương.

Khi không có tâm trạng thì cũng không muốn nghe và có xu hướng từ chối nghe những ý kiến từ mọi người xung quanh. Vì vậy có khi bạn đáp trả lại bằng những lời nói có gai có nhiều trường hợp tạo nên thái độ khó bắt chuyện và bầu không khí ý không thoải mái. Bạn đang băn khoăn lo lắng về cách tiếp xúc với mọi người xung quanh nhưng điều quan trọng là nên tránh xa những khi không có tâm trạng hoặc thái độ không tốt. Những lúc như vậy có lẽ bạn nên ở một mình.

Tâm lý của một người ồn ào có thể vô tình lớn tiếng, hoặc cũng có thể có chủ ý làm ồn. Khi bạn muốn truyền đạt chủ ý của mình, có thể năng lượng bạn phát ra hơi nhiều quá. Nếu bạn đang gặp rắc rối vì giọng nói quá to, bạn có thế không lo lắng về âm lượng giọng nói của mình khi nghe câu chuyện ở một khoảng cách đủ xa. Nếu bạn không thể chịu đựng được, hãy giảm âm lượng và dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để đối phương có thể nói chuyện với bạn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục lo lắng về việc lớn tiếng thì không thể giao tiếp với ai. Nếu bạn coi nó như một điểm cộng và coi nó như một cá thể riêng biệt, nó sẽ là chìa khóa để cải thiện các mối quan hệ giữa con người với nhau.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map