A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
(ビジネスでのバタフライ効果)

Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) được biết tới lần đầu tiên vào những năm 1960 bởi nhà toán học và khí tượng học Edward Lorenz, với câu nói nổi tiếng “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”, ý muốn nhắc nhở rằng đôi khi, một quyết định nhỏ tưởng chừng như vô nghĩa lúc ban đầu

Tương tự như câu chuyện cú đập cánh của một con bướm có thể là động lực thúc đẩy nhiều con bướm khác cùng đập cánh và tạo ra lốc xoáy. Sự ra đời của một thương hiệu cũng thế, nó không đơn thuần là một sự khởi đầu, mà còn là điểm tựa cho những thương hiệu khác củng cố niềm tin, tạo bước đệm phát triển.

Lấy Toyota làm một ví dụ, thương hiệu này được biết đến với những chiếc xe hơi phổ biến khắp thế giới, nhưng Sakichi Toyoda – cha đẻ của Toyota lại xuất thân từ nghề mộc. Trong một chuyến công tác tại Mỹ, Toyoda đã nhận thấy ngành công nghiệp xe hơi tại đất nước này rất phát triển, trong khi đó, Nhật Bản hoàn toàn không sở hữu một thương hiệu xe hơi nào và đang phải nhập khẩu gần 800 chiếc ô tô Ford. Lòng tự tôn dân tộc trỗi dậy, ông quyết định tự sản xuất những chiếc ô tô nội địa. Thời điểm đó, không ai tin rằng Toyoda sẽ làm được, nhưng cuối cùng, ông đã làm được điều ấy.

Không chỉ Toyota, Morita – cha đẻ của thương hiệu điện tử Sony cũng từng bị cười nhạo trên đất Nhật và đất Mỹ khi ông cùng người cộng sự của mình sáng lập ra thương hiệu. Bởi khi ấy, những sản phẩm “made in Japan” trong suy nghĩ của hầu hết mọi người đều có chất lượng thấp, không thể chen chân vào thị trường châu Âu hay Mỹ.

Bằng những nỗ lực và kiên trì của mình, Toyoda và Morita đã đặt nền móng cho cho ngành công nghệ Nhật Bản. Dần thay đổi tư duy của toàn cầu, khiến người dân ghi nhận những sản phẩm “made in Japan” luôn có chất lượng tốt. Có thể nói, thương hiệu Toyota hay Sony đều là những “cánh bướm” của nền kinh tế Nhật Bản, đây không chỉ là sự khởi đầu, mà còn là nền móng và bước đà cho nhiều thương hiệu khác không ngừng vươn lên

Ở góc độ tích cực, các doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu ứng này bằng cách kết hợp các hành động tích cực nhỏ mang lại kết quả đáng kể. Những thay đổi này có khả năng mang lại những lợi ích vượt xa số tiền lớn mà một doanh nghiệp bỏ ra để thu hút khách hàng.

Có thể nói, lý thuyết này tác động đến 3 đối tượng chính trong kinh doanh:

Người lao động:
Richard Branson từng nói rằng nhân viên đến trước chứ không phải khách hàng. Nếu nhân viên được quan tâm đầu tiên, thì đương nhiên họ sẽ quan tâm đến khách hàng.

Khách hàng:
Khách hàng là mạch máu của một doanh nghiệp, nhưng vô số tổ chức có các dịch vụ chăm sóc khách hàng gây khó chịu

Các bên liên quan:
Các doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi coi thường cổ đông của họ. Một số ví dụ có thể thấy bao gồm các thông báo mơ hồ, không thường xuyên hoặc được cố ý dùng từ ngữ để che giấu kết quả xấu.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map