A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Khái quát về ngành dịch vụ xử lý chất thải
(ゴミ処理の業界)

Do sự phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và gia tăng dân số, các vấn đề liên quan đến tiêu thụ mở rộng, cạn kiệt tài nguyên, và gia tăng sản lượng của các loại chất thải trên diện rộng đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Ở Nhật có một từ: Mottainai (lãng phí) với hàm nghĩa nên quý trọng và sử dụng mọi thứ càng lâu càng tốt, hạn chế việc phát sinh chất thải và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ tái sử dụng, tái chế.

Diện tích đất của Nhật Bản có hạn và việc tìm kiếm các bãi chôn lấp rất khó khăn, để nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom và vận chuyển, nên ở các thành phố có khu thu gom mở rộng bằng cách thiết lập các trạm trung chuyển chất thải nơi chất thải có thể được chuyển từ hai loại xe vận chuyển rác, đó là xe tải cơ khí và xe tải loại máy nén. Chi phí thu gom và vận chuyển rác cũng chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động xử lý rác thải. Chất thải sau khi thu gom sẽ được vận chuyển đến nhà máy đốt. Từ khoảng năm 1960, Nhật Bản bắt đầu xử lý rác đô thị bằng cách đốt, và ngày nay, Nhật Bản đang sở hữu những cơ sở đốt rác hàng đầu thế giới. Các cơ sở đốt rác bằng nhiều phương pháp – lò đốt, lò tầng sôi và lò nhiệt hạch khí hóa với mục tiêu tái chế tro.

Nhật Bản còn được biết đến là một đất nước, nơi người dân có ý thức rất cao về việc phân loại rác thải. Đặc biệt là loại rác thải y tế, sau khi xảy ra vụ việc nhân viên thu gom rác bị nhiễm gan B và tử vong khi chạm vào kim tiêm rác thải có chứa bệnh. Nên Nhật Bản đã ban hành luật phải làm sạch chất thải y tế trước khi vứt. Bên cạnh đó, theo chính sách 3R REDUCE-REUSE-RECYCLE (Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế), Nhật Bản đã thu gom riêng chai PET, khay đựng thực phẩm và đồ hộp để tái sử dụng làm tài nguyên tái chế trong quá trình sản xuất các sản phẩm mới.  Chai PET được thu gom theo Đạo luật về khuyến khích thu gom và tái chế bao bì, và chúng được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm dệt khác nhau, v.v. Chai PET tương đối cao cấp được thu gom và làm lại thành chai hoặc thảm PET với công nghệ cao của Nhật Bản.

Mặt khác, người dân Nhật Bản phàn nàn rất nhiều về việc rác thải là thiết bị gia dụng. Tuỳ từng món đồ rác thải gia dụng thì sẽ có những khoản phí vứt khác nhau, khiến cho người dân thay vì vứt thì sẽ để vào nhà kho để tiết kiệm chi phí. Việc này bắt nguồn từ những năm 1990, sự ra đời của các thiết bị gia dụng lớn trên phạm vi rộng đã làm tăng gánh nặng cho các cơ sở xử lý chất thải lớn ở Nhật Bản. Việc thu gọn các thiết bị này trở nên khó khăn và khả năng thu hồi để làm thành các sản phẩm hữu ích của các cơ sở đó đã đạt đến giới hạn.

Với một chút thông tin này, chúng tôi hy vọng rằng mọi người sẽ có được một cái nhìn khái quát về ngành xử lý rác thải ở Nhật. Nơi một đất nước luôn tạo ra ít chất thải nhất có thể mà thay vào đó là tái chế, tái sử dụng chất thải làm tài nguyên, để chúng ta, những người không chỉ đang sinh sống tại Nhật Bản mà còn ở các đất nước khác trên thế giới sẽ có ý thức bảo tồn môi trường và tái chế tài nguyên trên cấp độ toàn cầu.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map