A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Kiếm không chỉ là một vũ khí – Nhật Bản đã cứu thanh kiếm Nhật khỏi nguy cơ bị hủy diệt như thế nào?
(日本刀のお話)

Sau đại chiến thế giới thứ 2, vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 Nhật tuyên bố chấp thuận các điều khoản của Tuyên bố Potsdam. Với việc chấp nhận Tuyên bố Potsdam, Nhật Bản trở thành nước bại trận và bị đặt dưới sự chiếm đóng của quân đội Đồng minh với Tổng tư lệnh chỉ huy quân đội cấp cao của Mỹ là GHQ. GHQ ra lệnh thu hồi tất cả vũ khí ở Nhật Bản tập về tại một nơi do Lực lượng Đồng minh chỉ định. Thanh kiếm cũng bao gồm trong số đó, không chỉ các thanh kiếm quân sự được sử dụng bởi quân đội Nhật Bản, mà còn cả  các thanh kiếm thuộc sở hữu của người dân.

Trước lo ngại tài sản văn hoá sẽ biến mất vĩnh viễn, nhiều chuyên gia văn hoá, chuyên gia về kiếm Nhật đứng lên phản đối lệnh này. Với quan điểm được đưa ra là, kiếm không phải là vũ khí thuần túy đơn thuần, mà còn là tác phẩm nghệ thuật của văn hoá Nhật.

Tại sao nói kiếm không phải là vũ khí

Thời hiện đại, có lẽ nhiều người sẽ có ấn tượng rằng, kiếm là thứ đáng sợ. Cho dù đó là thanh kiếm được chế tác công phu bởi một nghệ nhân lão luyện. Để làm thay đổi nhận thức của người dân, nâng cao hiểu biết về bản chất của kiếm, Hiệp hội kiếm Nhật Bản thường tổ chức các buổi triễn lãm, trưng bày giới thiệu về triết lý sử dụng thanh kiếm, cách kiếm phải rút ra và những giá trị nghệ thuật hòa bình của kiếm Nhật.

Trước hết cần khẳng định kiếm Nhật không chỉ tồn tại như một vũ khí. Mục đích ban đầu của kiếm Nhật là để “cầu nguyện”, “trao quyền uy” và “bảo hộ”. Đó là những thanh kiếm được chế tác rất cẩn thận với bề mặt và hoa văn lưỡi sắt đẹp, được đánh bóng phức tạp và tinh tế qua nhiều bước. Lịch sử kiểm định kiếm đã có từ lâu đời ở Nhật. Trong bức tranh cuộn “Matsuzaki Tenjin Emaki (松崎天神縁起) được vẽ vào khoảng năm 1311, có vẽ hình tượng một người đội mũ quạ đang tiến hành thẩm định kiếm. Việc thẩm định kiếm cũng được mô tả trong cuốn sách Masukagami (増鏡),  câu chuyện lịch sử của các triều đại Nam và Bắc triều được viết vào đầu thời kỳ Muromachi), được thực hiển bởi Hoàng đế Gotoba.

Thanh kiếm được chế tác với mục đích “cầu nguyện”, “trao quyền uy” sẽ được coi như bảo vật, thường được sử dụng để làm vật hiến dâng cho các ngôi đến hay quà tặng cao quý. Với những thanh kiếm được xem là vật “bảo hộ”, ngoài mang ý nghĩa như một vũ khí phòng thân, chúng thường được điêu khắc hết sức công phu để tạo ra một cảm giác mạnh mẽ khi cất giấu ở trong ngực cho người sở hữu.

Loại còn lại là Kazuuchimono (数打物), thường được chế tác đơn giản hơn so với 2 loại trên. Đó là những thanh kiếm được sản xuất hàng loạt để sử dụng thực tế, để làm vũ khí hおあwjc đồ lưu niệm.

Kể từ thời Cổ đao kì (古刀期) trở đi, giới kiếm Nhật đã tồn tại hai xu hướng này, nhưng GHQ không có cách nào biết được câu chuyện văn hoá lịch sử như vậy. Với GHQ, họ quy mọi thanh kiếm, bất kể ai sở hữu, thuộc thể loại thế này đều là vũ khí nên ra lệnh thu hồi.

Quá trình đòi lại công bằng cho kiếm Nhật

Junji Homma, một trong những thành viên chủ chốt đã dám đương đầu với khó khăn này dưới góc độ bảo vệ tài sản văn hóa. Ông là thành viên của Ủy ban Nghiên cứu Nghệ thuật Quan trọng của Bộ Giáo dục (hiện nay là Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ) vào thời điểm đó, và chịu trách nhiệm chỉ định các bảo vật quốc gia và nghệ thuật quan trọng trong hạng mục kiếm Nhật.

Thực tế, Junji Homma cùng cộng sự của mình đã phải mất rất nhiều công sức và thời gian để cho lực lượng GHQ hiểu và công nhận, kiếm Nhật không chỉ là vũ khí mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Kết quả, và vào ngày 29 tháng 9 năm 1945, chính phủ Nhật Bản đã ban hành một bản ghi nhớ của GHQ nêu rõ rằng “những thanh kiếm cổ thuộc sở hữu của người Nhật sẽ được phép cất giữ bởi người Nhật sau khi kiểm tra.”

Về phía lực lượng đồng minh, đại tá Cadwell là người đã rất nhiệt tình lắng nghe lời phàn nàn của người Nhật, tỏ ra hiểu biết sâu sắc và làm việc chăm chỉ để giải quyết vấn đề. Ông hứa sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ thanh kiếm cho quốc gia và đã thực hiện điều này. Okanehira (大包平), thanh kiếm nổi tiếng nhất trong lịch sử kiếm Nhật, vốn được lưu truyền cho gia tộc Ikeda ở Okayama, là một trong những vật mà Đại úy Cadwell cứu thoát khỏi hiểm nguy hư hại.

Mặc dù phía GHQ đã có động thái lắng nghe và thay đổi chính sách của mình. Nhưng trong bối cảnh hỗn loạn sau chiến tranh, có rất nhiều thanh kiếm đã hư hỏng, bị phá huỷ và thất lại. Mãi cho đến tháng 12 năm 1999, cuộc hỗn loạn về việc tịch thu kiếm của GHQ trong hơn nửa thế kỷ cuối cùng đã kết thúc. Nhờ những nỗ lực của ông Sadanori Yamanaka, một thành viên của Hạ viện, “Luật liên quan đến việc xử lí các thanh kiếm bị tịch thu (接収刀剣類の処理に関する法律) ” đã được ban hành vào năm 1995, và những thanh kiếm rõ ràng về nguồn gốc đã được trả lại cho chủ sở hữu.

Vào ngày 1 tháng 11 hàng năm, với sự hỗ trợ của Hợp tác xã Thương mại Kiếm thuật Quốc gia, một cuộc triển lãm Daitokenichi (大刀剣市) với quy mô lớn thường được diễn ra để giới thiệu và bày bán các sản phẩm chủ yếu về “kiếm”, và “áo giáp”. Từ Hokkaido đến Kyushu, 73 kiếm sĩ từ khắp nơi trên đất nước sẽ tụ họp lại với nhau để trưng bày và bán những tác phẩm nghệ thuật tự hào của họ. Đây là sự kiện không chỉ thu hút từ những người yêu thích kiếm thuật trên khắp Nhật Bản, mà còn từ các khách hàng trên toàn thế giới, chủ yếu ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Tất nhiên, nếu không có sự đấu tranh không biết mệt mỏi của những cá nhân như Junji Homma vào thời điểm đó, và không có Đại úy Cadwell biết lắng nghe lời phàn nàn, cảnh tượng êm dịu này sẽ không tồn tại như bây giờ.

Ánh Hiền

Nguồn tham khảo:
https://meitou.info/index.php/%E8%B5%A4%E7%BE%BD%E5%88%80
https://www.touken-world.jp/daitouken-ichi/
https://meitou.info/index.php/%E8%B5%A4%E7%BE%BD%E5%88%80

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map