A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Tsutaya có từ thời Edo? Học hỏi bí quyết khởi nghiệp của nhà sáng lập TSUTAYA
(TSUTAYAは江戸の時代から?TSUTAYAから学ぶ起業の秘訣)

Hiện nay, “Tsutaya” là một trong những công ty kinh doanh với mô hình “Books & Cafe” và cho thuê video lớn ở Nhật. Vào giữa thế kỷ 18, cũng có một hiệu sách nổi tiếng tên là Tsutaya. Phải chăng thương hiệu Tsutaya đã có từ thời Edo? Tại sao kinh doanh cho thuê lại phổ biến như vậy từ thấy? Lần này, tôi muốn giới thiệu cho các bạn câu chuyện thú vị này.

Văn hoá đọc thời Edo

Vào thời Edo, rất nhiều thứ đã được cho thuê. Ví dụ, nồi và ấm nước, thậm chí còn cho thuê cả vải và khố. Vì thời này xảy ra nhiều hoả hoạn, nếu sở hữu đồ gia dụng và đồ dùng cá nhân thì rủi ro. Ngoài ra, bản thân ngôi nhà của người Edo cực kỳ nhỏ, cả gia đình sống trong một gian khoảng 4 tấm rưỡi chiếu tatami và không gian của nhà bếp, đồ đạc nhiều sẽ khiến không gian chật chội, dẫn tới nhu cầu chỉ thuê đồ khi cần thiết. Trong đó, sách là mặt hàng cho thuê phổ biến nhất.

Trước thời kì Edo, sách chỉ phổ biến ở tầng lớp trí thức, chẳng hạn như quan chức, samurai và nhà sư. Hầu hết các sách được xuất bản là sách hàn lâm và sách tiếng Pháp. Tuy nhiên, bước vào thời đại Genroku, khi văn hóa thương nhân (văn hoá được hình thành từ dân buôn bán và thợ thủ công sống ở khu vực thành thị) trở thành xu hướng chủ đạo, dẫn tới sự bùng nổ các đầu sách phục vụ nhu cầu giải trí của dân thường như sách tranh, sách quái vật và sách châm biếm.

Mặc dù sách đã trở nên quen thuộc với công chúng, nhưng sách từ thời Edo vẫn là mặt hàng khá đắt đỏ. Ước tính trong thời này giá sách cao gấp hàng chục lần so với giá mì soba. Hơn nữa, ngành xuất bản in ấn trong giai đoạn này vẫn làm theo quy trình thủ công, bằng cách khắc lên ván, in từng cuốn một, thay vì in bằng máy như bây giờ. Do đó, hệ thống cho thuê sách phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, phương thức cho thuê lúc bấy giờ chỉ là phương thức “cho thuê sách rong”. Tức, nhân viên cửa hàng đi dọc đường rao hàng dịch vụ thuê cho khách hàng.

Tất nhiên, khi “cho thuê sách rong” thì số lượng sách mang theo là có hạn, nên người nhân viên cần lựa chọn đầu sách để chào khách. Đây chính xác là những gì Amazon khuyến nghị bây giờ. Các người bán rong cho thuê sách đã làm điều này một cách cá nhân vào thời kì Edo. Vào thời điểm đó, người ta nói rằng mỗi thương gia có trung bình khoảng 200 khách hàng. Một con số ổn định và tạo ra nguồn thu nhập tốt.

Mối liên hệ giữa Tsutaya Juzaburo và thương hiệu Tsutaya hiện nay

 Vào khoảng thời gian khi nền văn hóa Edo đang phát triển rực rỡ, một hiệu sách tên là “Koshodou” đã được thành lập tại thị trấn này. Chủ sở hữu là Tsutaya Juzaburo (1750-1797). Ông đã tạo nên tên tuổi cho mình với tư cách là một nhà sản xuất hiếm hoi, và là người tạo ra các hoạ sĩ dòng ukiko-e nổi tiếng như Utamaro Kitagawa và Sharaku Toshusai. Và cũng là người góp phần tạo ra nền văn hóa Edo vượt trội, có tầm ảnh hưởng lớn đến thời đại và khiến văn hóa truyền thông thời đó phát triển rực rỡ bằng lĩnh vực in ấn xuất bản.

Vào tháng 3 năm 1983, một hiệu sách Tsutaya được thành lập ở thành phố Hirakata, tỉnh Osaka. Kể từ đó, thương hiệu Tsutaya ngày càng được phát triển mở rộng với các dịch vụ như mô hình “Books & Cafe”, cho thuê DVD, khu phức hợp thương mại Shibuya Tsutaya, Tsutaya Discast, vận hành quản lí thư viện như Thư viện Thành phố Takeo / Bảo tàng Lịch sử”, “Thư viện thành phố Tagajo”. Vậy thì, xuất nguồn của thương hiệu Tsutaya hiện nay có phải từ Tsutaya Juzaburo – nhà xuất bản sách nổi tiếng từ thời Edo không?

Trong cuốn “Hiệu sách khác thường Tsutaya Juzaburo 稀代の本屋 蔦屋重三郎) được xuất bản vào năm 2016, tác giả Masafumi Masuda đã mô tả về cuộc đời và sự nghiệp Tsutaya Juzaburo như là một nhà sáng tạo vĩ đại, nhà kinh doanh, người đã phát hiện và nuôi dưỡng những tài năng mới, đưa họ đến với thế giới, và thay đổi văn hóa Nhật Bản của Edo , có đoạn viết thế này:

  •  “Tsutaya Juzaburo có phải là tổ tiên của thương hiệu Tsutaya hiện đại không?”.
  • “Tsutaya Juzaburo không liên quan gì  cả, nhưng người sáng lập Tsutaya hiện đại, Muneaki Masuda, có vẻ như rất kính trọng ông Juzaburo .”

Năm 1983, một hiệu sách có thể nói là khởi nguồn của TSUTAYA được khai trương tại Hirakata, Osaka, có tên gọi “Hiệu sách Tsutaya”, với chủ trương “đề xuất một lối sống thông qua sách, phim và âm nhạc.” Tsutaya Juzaburo là một hiệu sách ở Edo vào giữa thế kỷ 18, hiệu sách lúc đó vừa là công ty xuất bản, bán sĩ, vừa là nhà sách. Tsutaya Juzaburo còn kinh doanh in ấn và xuất bản cả “ sách truyện minh hoạ ”, ukiyo-e (thù thế hoạ) thậm chí là shunga (xuân hoạ). Ông là bậc thầy trong việc tìm kiếm và nuôi dưỡng tài năng các hoạ sĩ, văn nhân trong thời kì này.

Rõ ràng, Tsutaya Juzaburo không liên quan gì đến nhà sáng lập Tsutaya hiện đại – Masafumi Masuda. Nhưng chắc chắn cái tên thương hiệu Tsutaya mà ông Masafumi Masuda là một cái tên đầy dụng ý cho phương hướng, tầm nhìn của một doanh nghiệp trong lãnh vực tương tự.

Ánh Hiền

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map