A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Dịch vụ y tế và chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi
(年配方の医療優遇)

Tại Nhật Bản, nơi tuổi thọ trung bình đã đạt mức cao nhất thế giới với hơn 100 năm tuổi thọ. Dựa trên cơ sở này, Nhật Bản mong muốn cải thiện sức khỏe của người cao tuổi để đem đến cho họ một cuộc sống lành mạnh hàng ngày và vui vẻ nhất có thể. Vì mục tiêu đó, thì phải cần có một môi trường có thể thúc đẩy các hoạt động cộng đồng do chính người cao tuổi lãnh đạo ở mỗi khu vực. Ngoài ra, để thúc đẩy sự tham gia xã hội của người cao tuổi, để duy trì sức sống của toàn xã hội là một vấn đề chính sách khá quan trọng. Do đó, điều tất yếu là phải phát triển và triển khai hơn nữa các dịch vụ y tế hiện có và dự phòng chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi.

Vì người cao tuổi dễ mắc chứng đa tật, là dạng có khả năng mắc và trùng lặp nhiều bệnh mãn tính. Nên ngay cả trong giai đoạn trước khi “đạt đến trạng thái” cần được chăm sóc lâu dài, thì chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, người cao tuổi gặp phải nhiều vấn đề và lo lắng khác nhau như không chỉ tổn thương về thể chất mà còn tổn thương về tinh thần, tâm lý. Họ dễ rơi vào xu hướng suy giảm chức năng nhận thức và kết nối với xã hội con người, đẩy mình vào trạng thái yếu ớt, tiêu cực, và mức độ độc lập có xu hướng giảm. Nói cách khác, nhu cầu về cả phòng bệnh và duy trì các chức năng sống để loại bỏ những lo lắng về sức khỏe, kéo dài cuộc sống độc lập trong một môi trường quen thuộc, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống , thì rất cần sự hỗ trợ và tư vấn sức khỏe dựa trên đặc điểm của từng người cao tuổi. Tuy nhiên, có một thực tế là hệ thống hỗ trợ trong khu vực chưa thể nâng cao đến mức độ cân bằng cho cả hai khía cạnh được.

CƠ CHẾ CỦA HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ DÀNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Trong hệ thống bảo hiểm y tế của Nhật Bản, khi người già 75 tuổi thì sẽ được chuyển từ hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia, v.v. mà họ đã đăng ký trước đó sang người được bảo hiểm của hệ thống y tế dành cho người cao tuổi.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chủ yếu được thực hiện bởi liên hiệp y tế diện rộng cho người cao tuổi, trong khi các nỗ lực dự phòng chăm sóc dài hạn chủ yếu do các thành phố trực thuộc trung ương thực hiện. Nên hoạt động kinh doanh y tế trong hệ thống y tế người cao tuổi sẽ lồng ghép với các vấn đề về tình trạng sức khỏe và chức năng sống với nhau. Không chỉ là hoạt động kinh doanh chăm sóc phòng bệnh dài hạn được thực hiện ở mỗi vùng, mà còn can thiệp sâu hơn về dinh dưỡng, khoang miệng, thuốc men, v.v. Vào tháng 9/2018, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi bắt đầu triển khai tích hợp kinh doanh y tế cho người cao tuổi và dự phòng chăm sóc dài hạn. Trong chính sách đã được ban hành, các biện pháp chăm sóc sức khỏe dựa trên đặc điểm của người cao tuổi đã trở thành một chiến lược quốc gia.

Như đã trình bày ở trên, việc thực hiện các dịch vụ y tế và dự phòng chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi là dựa trên các đặc điểm thể chất, tinh thần và xã hội (ốm yếu, v.v.), phù hợp với tình trạng của từng người cao tuổi để thực hiện các biện pháp chi tiết. Bằng cách là tận dụng những nơi mà cư dân chủ động, tăng cường sự tham gia của các chuyên gia y tế như y tá sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng và nhân viên vệ sinh nha khoa, đồng thời truyền bá tầm quan trọng của việc phòng ngừa ốm đau cho người cao tuổi,  các hoạt động giác ngộ phòng ngừa bệnh yếu, tiến hành tư vấn và giáo dục sức khỏe tại nơi đến và nắm bắt tình trạng sức khỏe.

KHÁM SỨC KHỎE BẰNG BỘ CÂU HỎI TIÊU CHUẨN

Bộ câu hỏi tiêu chuẩn khám sức khỏe cụ thể bao gồm nhiều nội dung để có thể nắm bắt toàn diện tình trạng sức khỏe từ nhiều khía cạnh dựa trên đặc điểm của người cao tuổi bằng cách thu thập thông tin và phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi tại nơi khám sức khỏe cho người cao tuổi. Bằng cách sử dụng câu trả lời cho bảng câu hỏi cùng với thông tin khám bệnh, chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn được trích xuất từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế, sẽ kết nối người cao tuổi với các dịch vụ y tế cần thiết và tư vấn, hỗ trợ của cơ sở y tế sức khỏe của người cao tuổi trong cộng đồng.

Bảng câu hỏi khám sức khỏe

Tên loạiCâu hỏiTrả lời  
Sức khỏeSức khỏe hiện tại thế nào?      ①Tốt ②Bình thường ③Không tốt lắm
Sức khỏe tinh thầnBạn có hài lòng với cuộc sống hằng ngày của mình không?    ①Hài lòng ②Hơi hài lòng ③Không hài lòng
Thói quen ăn uốngBạn có ăn đủ 3 bữa một ngày đúng cách không?  ①Có ②Không
Chức năng miệngNửa năm trước, việc ăn thức ăn cứng có trở nên khó khăn không?   Bạn có thỉnh thoảng dùng trà hoặc súp không?  ①Có ②Không   ①Có ②Không
Thay đổi trọng lượngGiảm cân từ 2-3kg trở lên trong 6 tháng  ①Có ②Không
Tập thể dục/ngãBạn có nghĩ đã đi bộ chậm hơn trước đây không?   Bạn đã bao giờ ngã vào năm ngoái chưa?   Bạn có tập thể dục như đi bộ ít nhất 1 lần/tuần không?  ①Có ②Không   ①Có ②Không   ①Có ②Không
Khả năng nhận thứcMọi người xung quanh có nói rằng bạn hay quên không?   Bạn có lúc nào không biết hôm nay là gì không?  ①Có ②Không   ①Có ②Không    
Hút thuốcBạn có hút thuốc không①Tôi đang hút thuốc ②Tôi không hút thuốc ③Tôi đã dừng lại  
Tham gia xã hộiBạn có đi ra ngoài ít nhất 1 lần/ tuần?     Bạn có thường kết giao với gia đình bạn bè không?    ①Có ②Không   ①Có ②Không  
Hỗ trợ xã hội Có ai có thể nói chuyện với bạn khi bạn cảm thấy ốm không?  ①Có ②Không  

 Trong “Chiến lược phát triển cộng đồng trong tương lai” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xây dựng năm 2019, để nâng cao sức khỏe và phòng chống ốm đau, việc xây dựng chốn đi về cho người cao tuổi và phát triển sự tương trợ cũng là chìa khóa quan trọng đang được xúc tiến ở nhiều nơi.

 Ngoài việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn, mong muốn có một nơi đi lại để tập trung vào sự tương trợ,hỗ trợ lẫn nhau của cư dân địa phương, thì còn để kéo dài hơn nữa tuổi thọ khỏe mạnh, hướng tới mục tiêu tăng cường sức khỏe hiệu quả thông qua việc thực hiện tích hợp kinh doanh sức khỏe và phòng ngừa chăm sóc dài hạn liên quan đến phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa bệnh nặng thêm.

GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map