A Recipe for a Happy Life

日本での幸せライフレシピ

Quốc hoa của Nhật Bản: hoa đào hay hoa cúc
(日本の国花:桜か菊か)

Khi nhắc đến “quốc hoa”, bạn thường liên tưởng đến điều gì? Theo từ điển quốc ngữ, “quốc hoa” là loài hoa được nhân dân yêu thích nhất và là biểu tượng của đất nước đó. Do vậy, “quốc hoa” có 2 điểm nổi bật: “tượng trưng cho đất nước” và “được người dân yêu thích”

Hoa anh đào và hoa cúc, đâu mới là quốc hoa của Nhật Bản?

Hoa văn trên hộ chiếu, và biểu tượng của Hoàng thất là hoa cúc, nên xét về ý nghĩa biểu trưng cho đất nước, “hoa cúc” để lại ấn tượng mạnh mẽ hơn với nhiều người.

Tuy nhiên, xét trên phương diện “được yêu thích nhất”, hoa anh đào lại chiếm phần ưu. Trên thế giới có rất nhiều bài hát về hoa anh đào, nhưng bài hát về hoa cúc thì lại chẳng có mấy.

Ngoài ra, mỗi dịp hoa anh đào nở, người ta lại dự báo rầm rộ trên khắp các bản tin, còn hoa cúc nở vào thời điểm nào thì ít ai hay biết. (Hoa cúc thường được dùng để thờ cúng, nên có thể bắt gặp quanh năm).

Câu trả lời chúng ta quan tâm là…

Thật ra, cả 2 đều là quốc hoa của Nhật Bản. Ở Nhật, quốc hoa không được quy định chính thức. Nhiều nước trên thế giới cũng không có quốc hoa quy định chính thức theo pháp luật.

Trong từ điển quốc ngữ có ghi quốc hoa là “sakura và kiku”, còn trong từ điển Meikyo thì ghi “sakura•kiku”. Một số nước trên thế giới quốc hoa cũng có trên 2 loại.

Ví dụ, ở Mỹ không có loài hoa biểu trưng cho đất nước. Bởi lẽ, Mỹ là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn, thực vật mỗi vùng hoàn toàn khác nhau, đất nước lại được hình thành từ nhiều chủng tộc. Do đó, thay vì có “quốc hoa” Mỹ đã quy định “hoa biểu tượng của bang”.

Khi nhắc đến những ngôi đền có mối lương duyên sâu sắc với hoa anh đào và hoa cúc, người ta sẽ nghĩ đến ngay đền Yasukuni.

Đền Yasukuni được biết đến như là nơi có mối lương duyên sâu sắc với cả 2 loài hoa, anh đào và cúc. Hoa văn trang trí trong đền là hình hoa cúc 16 cánh giống với biểu tượng của Hoàng thất. Tiền thân của đền là Tokyo Shokonsha (Đông Kinh Chiêu Hồn Xã – Đền chiêu hồn người chết tại Tokyo), vốn được xây dựng để tưởng nhớ những người lính tử trận trong cuộc chiến Bonshin giữa Thiên hoàng và Mạc phủ. 

Hằng năm, lịch hoa anh đào nở sẽ được thông báo sau khi 5-6 cây biểu mẫu ở các vùng bắt đầu nở. Ở Tokyo, người ta lấy những cây anh đào ở đền Yasukuni làm mốc. Trong thời chiến, hình ảnh hoa anh đào rụng xuống tượng trưng cho sự hy sinh của người lính. Với họ, hoa anh đào nở hàng năm ở đền Yasukuni gợi nhớ hình ảnh người lính tử trận được thờ tại đây.

Mẫu hoa cúc in trên hộ chiếu khác với biểu tượng “hoa cúc” trong Hoàng thất.

Mẫu hoa cúc được Hoàng gia sử dụng là “kiku no gomon”. Biểu tượng này trông có vẻ giống hình hoa cúc in trên hộ chiếu, nhưng thực tế hai mẫu này được thiết kế khác nhau. Hoa cúc in trên hộ chiếu là “juroku hitoe omotekiku” (hình ảnh mặt bông cúc đơn 16 cánh), còn kikuno gomon là “juroku yae omotekiku” (hình ảnh mặt hoa cúc 16 cánh xếp chồng lên nhau). Ở kikuno gomon, ta sẽ thấy những cánh hoa đan xen nhau.

Cả hoa anh đào mùa xuân và hoa cúc mùa thu đều là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, đồng thời cũng là 2 loài hoa được người dân xứ Phù Tang yêu thích.


GLOBAL BUSINESS NETWORK
Official Facebook Page

Site Map